Theo Tuổi trẻ Online:
Nếu sáp nhập Trung Tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long là Cần Thơ sắp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng thì đó không chỉ là sự thay đổi địa giới hành chính, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với 3 tỉnh trên.
“Mái nhà xưa“
Trong lịch sử, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng từng được sáp nhập tỉnh và chia tách nhiều lần để phù hợp với điều kiện hành chính và phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ. Ba địa phương vốn có lịch sử gắn bó lâu đời.
Tỉnh Hậu Giang trước đây từng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, thủy sản. Giai đoạn đổi mới từ năm 1986, Hậu Giang là địa phương đi đầu trong sản xuất lúa, xuất khẩu nông sản, đóng góp quan trọng vào phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.

Tại Cần Thơ Nam Long là một trong những chủ đầu tư đi đầu trong việc phát triển khu đô thị tích hợp như Nam Long 2 Cần Thơ
Mỗi giai đoạn lịch sử có những yêu cầu quản lý và phát triển riêng, việc chia tách hay sáp nhập các đơn vị hành chính cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể. Chia tách tỉnh Hậu Giang vào các năm 1991, 2004 đã đáp ứng yêu cầu phát triển trước đó, nhưng cũng dẫn đến hạn chế trong liên kết vùng.
Định hướng sáp nhập các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng vào thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương đang được kỳ vọng mở ra không gian phát triển mới, tối ưu hóa nguồn lực và giải quyết những hạn chế do phân mảnh hành chính gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
“Mái nhà chung” của Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng sẽ tạo ra một thực thể hành chính mạnh mẽ hơn, giúp phát huy tối đa tiềm năng kinh tế – xã hội của khu vực.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL với hạ tầng giao thông, đô thị, thương mại, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và khoa học công nghệ. Hậu Giang có lợi thế về vùng nguyên liệu nông sản, còn Sóc Trăng mạnh về kinh tế biển và thủy sản.
Khi hợp nhất, ba địa phương sẽ tạo thành một vùng kinh tế đa dạng, bổ trợ lẫn nhau, phát huy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố Cần Thơ với cảng Trần Đề trong tương lai và lợi thế kinh tế biển của Sóc Trăng, tiềm năng kinh tế dọc sông Hậu và vùng nguyên liệu nông sản, cũng như vị thế trung tâm tiểu vùng tây sông Hậu của tỉnh Hậu Giang.
Không gian mới, nguồn lực mới
Thực tế cho thấy, những “rào cản” của ranh giới hành chính tỉnh khiến không gian phát triển của các địa phương thời gian qua chật hẹp hơn. Nhiều dự án phát triển hạ tầng, kinh tế chồng chéo, thiếu hiệu quả.
Có thể nhìn thấy hai trung tâm logistics liền kề dọc theo sông Hậu của Cần Thơ và Hậu Giang thiếu kết nối nhau. Việc phát triển các khu công nghiệp của Hậu Giang ở đầu nguồn sông Hậu gây lo ngại ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến vùng nuôi thủy sản của Sóc Trăng.
Sự hợp nhất sẽ mang lại ba nguồn lực mới quan trọng. Trước hết, quy mô nền kinh tế lớn hơn giúp khu vực có sức hấp dẫn cao hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án lớn.
Việc hợp nhất giúp giải quyết các vấn đề này thông qua quy hoạch thống nhất, tránh đầu tư dàn trải, sử dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng dùng chung như sân bay, bến cảng, logistics và các tiềm năng, lợi thế của nhau.
Việc hợp nhất này được kỳ vọng tăng tính thống nhất trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội, tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên việc nhập tỉnh cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Khi giảm số lượng đơn vị hành chính, khối lượng công việc của mỗi cán bộ tăng lên rất nhiều, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực xử lý đa nhiệm vụ hiệu quả. Cần giải phóng các cơ quan hành chính khỏi hàng núi công việc không cần thiết bằng cách bãi bỏ các quy trình, thủ tục rườm rà.
Việc này cần sự hỗ trợ của công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) như dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, dữ liệu đất đai… để giảm tải khối lượng công việc cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Việc sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng không chỉ là sự thay đổi địa giới hành chính, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo điều kiện tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Doanh nghiệp nói gì nếu sáp nhập Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng?

Thực tế cho thấy, những “rào cản” của ranh giới hành chính tỉnh khiến không gian phát triển của các địa phương thời gian qua chật hẹp hơn. Nhiều dự án phát triển hạ tầng, kinh tế chồng chéo, thiếu hiệu quả.
Có thể nhìn thấy hai trung tâm logistics liền kề dọc theo sông Hậu của Cần Thơ và Hậu Giang thiếu kết nối nhau. Việc phát triển các khu công nghiệp của Hậu Giang ở đầu nguồn sông Hậu gây lo ngại ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến vùng nuôi thủy sản của Sóc Trăng.
Sự hợp nhất sẽ mang lại ba nguồn lực mới quan trọng. Trước hết, quy mô nền kinh tế lớn hơn giúp khu vực có sức hấp dẫn cao hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án lớn.
Việc hợp nhất giúp giải quyết các vấn đề này thông qua quy hoạch thống nhất, tránh đầu tư dàn trải, sử dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng dùng chung như sân bay, bến cảng, logistics và các tiềm năng, lợi thế của nhau.

Khu đô thị Nam Long 2 Cần Thơ đang được nhiều người lựa chọn khi thông tin về xác nhập tình thanh trong giai đoạn rumo.
Việc hợp nhất này được kỳ vọng tăng tính thống nhất trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội, tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên việc nhập tỉnh cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Khi giảm số lượng đơn vị hành chính, khối lượng công việc của mỗi cán bộ tăng lên rất nhiều, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực xử lý đa nhiệm vụ hiệu quả. Cần giải phóng các cơ quan hành chính khỏi hàng núi công việc không cần thiết bằng cách bãi bỏ các quy trình, thủ tục rườm rà.
Cập nhật thông tin dự án Nam Long 2 Central Lake Cần Thơ của Nam Long và chuẩn bị đón phân khu đẹp nhất Nam Long 2 Cần Thơ giai đoạn 3.